Biểu tượng tượng hộ pháp ngày nay

Trong hệ thống tượng Hộ pháp được tôn trí tại không gian chùa Bắc Bộ Việt Nam, tượng Hộ pháp Khuyến Thiện – Trừng Ác là bộ tượng tương đối đặc biệt. Đặc biệt từ tên gọi cho đến cách tạo hình phóng to kích thước tỉ lệ trong không gian chùa cũng như cách sử dụng đường nét, màu sắc và họa tiết trang trí trên tượng. 
Nhìn chung bộ tượng mang tính chất đăng đối, tương phản, vừa uy nghi, dữ tợn vừa gần gũi, bao dung. Xuất hiện nhiều vào thế kỷ XIX, được tôn trí ở tòa Tiền đường, tượng Hộ pháp Khuyến Thiện – Trừng Ác góp phần hoàn thiện hệ thống tượng chùa, qua đó chuyển tải ý nghĩa biểu tượng của Phật giáo Việt Nam.
Tượng Hộ pháp gtrong quan niệm tín ngưỡng không gian phật giáo Việt Nam
Về ngôn ngữ “Hộ Pháp” bao gồm “Hộ” là sự giúp đỡ, che chở, giữ gìn, còn “Pháp” là chân lý và lời dạy của Phật. Hộ pháp là sự kiên trì, bền bỉ thực hành lời Phật dạy, hộ trì giáo pháp của Đức Phật và làm cho giáo pháp đó còn mãi ở thế gian. Về hình tượng, trong Phật giáo, Hộ pháp là những vị thần phát tâm hộ trì chánh pháp (Chân lý và lời dạy của Phật). Phật Quang từ điển ghi rằng: “Hộ pháp là các vị Thiện thần phát tâm hộ trì Phật pháp, còn gọi là Hộ pháp thần, Hộ pháp thiên. Gồm các vị như Phạm Thiên, Đế Thích, Kim Cang lực sĩ, Tứ Thiên Vương, Hộ thế Bát thiên vương, 18 vị Già Lam thiện thần, Long vương, ...

Trong các ngôi chùa Việt ở Bắc Bộ không đầy đủ các tên gọi tượng Hộ pháp như trong kinh sách đã nhắc đến, thông thường chỉ phổ biến một số bộ tượng Hộ pháp sau: Bát Bộ Kim Cương; Vi Đà; Khuyến Thiện – Trừng Ác; Phạm Thiên – Đế Thích; Thiên Lý Nhãn – Thiên Lý Nhĩ, Tứ Thiên Vương. Tượng Hộ pháp xuất hiện sớm nhất ở thời Lý dưới hình thức Kim Cương, canh gác bốn góc tháp. Thế kỷ XVIII xuất hiện tượng Hộ pháp Vi Đà trong không gian chùa. Thế kỷ XIX nở rộ các bộ tượng Hộ pháp như Khuyến Thiện – Trừng Ác, Tứ Thiên Vương, Phạm Thiên, Đế Thích, Thiên Lý Nhãn – Thiên Lý Nhĩ, Tứ Thiên Vương được tôn trí từ Tiền Đường, Thiêu Hương đến Thượng điện chùa. Nhìn chung các hệ tượng Hộ pháp trong chùa Việt thường chia làm hai loại là thiện thần và ác thần. Thiện thần khuyến khích chúng sinh làm điều thiện, ác thần trừng trị cái ác, cảm hóa cái ác đi đến cái thiện. “Các Hộ pháp có một điểm chung là hộ trì Phật pháp không cho cái xấu cái ác trà trộn vào, giúp con người thanh tĩnh, từ bi, một tâm hướng Phật.
>>> Xem thêm: Mẫu nhà thờ họ
Tượng Hộ pháp tuỳ vào chức năng hộ pháp, trấn trừ hay canh giữ được bài trí theo các tầng không gian trong chùa theo quan niệm Phật giáo. Lần lượt từ tháp cho đến Tiền Đường, Thiêu Hương, Thượng Điện, các tượng Hộ pháp được bài trí uy nghiêm. Hộ pháp canh gác bốn góc tháp Phật có Bát Bộ Kim Cương. Đó là tám vị thần tướng có tấm lòng kiên định, trong sáng như kim cương không một sức mạnh, dục vọng nào có thể lay chuyển, nguyện dùng sức mạnh và tinh thần của mình để bảo vệ sự tôn nghiêm của Phật pháp. Thời Lý, tượng Kim Cương được chia từng cặp canh gác bốn cửa tháp Phật như ở chùa Phật Tích, chùa Long Đọi. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài viết phổ biến