Cách thi công gạch thông gió và tính ứng dụng trong thiết kế

Hiện nay, Topmat nhận được khá nhiều yêu cầu và những câu hỏi từ phía khách hàng nhất là đơn vị nhà thầu thi công, kiến trúc sư về mảng thi công gạch thông gió. Tại bài viết dưới đây, Topmat xin chia sẻ đến các bạn đọc cách thi công gạch thông gió chuyên nghiệp, chất lượng nhất.

Ứng dụng của gạch bông gió trong thiết kế

– Tạo không gian thông thoáng, nhiều ánh sáng tự nhiên

– Mang đến vẻ đẹp hiện đại, sáng tạo và ấn tượng

– Là sản phẩm gần gũi, thân thiện với môi trường

Hướng dẫn cách thi công gạch bông gió

Chuẩn bị bề mặt

Làm sạch bề mặt nền, tạo phẳng bề mặt có thể bằng vữa hoặc láng xi măng.

Không nên xây gạch trên bề mặt quá nhẵn hoặc dễ vỡ như gạch men bóng, mosaic, kính,…

Gạch thông gió tuy là vật liệu trang trí nhưng cũng có tải trọng bản thân nhất định. Trọng lượng có thể tương đương với tường 110, do đó cần có kết cấu đủ tốt để có thể chịu được tải trọng của tường gạch thông gió.

Mảng tường gạch thông gió được xây trực tiếp lên dầm và phân tách ra nhiều mảng nhỏ để giảm tải trọng bức tường lên một dầm đơn lẻ.

Chuẩn bị vật liệu xây dựng

Dùng vữa xây thông thường (xi-măng các loại + cát sạch  + nước sạch, tỉ lệ trộn vữa xi-măng/cát 1:1) đối với trường hợp thi công gạch thông gió với màu xám xi măng thông thường.

Sử dụng keo dán gạch trong trường hợp dùng cho gạch màu không cần hoàn thiện bề mặt, không cần mạch vữa. Với trường hợp có mạch vữa, sử dụng vữa xây xi trắng bao gồm: xi-măng trắng + cát sạch (cát trắng thì càng tốt) + nước sạch, tỉ lệ trộn vữa xi-măng/cát 1:1.

Vữa xây được trộn dẻo vừa, không quá ướt.

Thi công gạch bông gió



Tiến hành xây

+ Bắt đầu thi công ở các điểm góc như đã xác định ở trên.

+ Trải vữa dày khoảng 1cm đều lên móng tường. Lấy bay xây trải vữa, tạo một lớp “gân” ở giữa khối vữa để khi đặt gạch lên. Sau đó trải đều ra các mép gạch và tránh lãng phí, đồng thời tạo ra chân đinh dính chặt vào gạch bông gió.

+ Xây ở góc trước, rồi xây phần còn lại của bức tường.

+ Tuân thủ cách làm này cho các góc khác ở các bức tường khác. Xây định vị vài viên gạch cho mỗi hướng xây. Buộc dây vào hai viên gạch ở hai góc (ở hàng đầu tiên) và kéo căng chúng để làm mốc xây những viên còn lại.

+ Tiếp tục trải vữa để xây các hàng tiếp theo. Lấy bay miết các mạch vữa và định vị các viên gạch bông gió đúng vị trí.



+ Độ dày mạch vữa khoảng từ 5-10mm. Có thể linh động điều chỉnh them mạch vữa nhưng không nên quá nhiều. Tối đa dày 20mm cho những mảng tường có kích thước cao quá 2,5m và rộng quá 3m).

- Các lưu ý ki xây dựng mảng tường gạch bông gió

+ Có thể dùng máy cắt gạch để cắt gạch bông gió khi cần thiết.

+ Dùng bay gọt hết vữa thừa và ném nó trở lại bàn xoa để tái sử dụng. Đừng để vữa này khô đi một cách lãng phí.

+ Trường hợp mảng tường gạch bông gió cần để ô cửa sổ thoáng thì phải đổ giằng bê tông mặt trên và 2 cạnh bên của ô thoáng đó. Độ dày từ 30-50mm tùy khẩu lộ khoảng rộng ô thoáng. Không nên để ô thoáng rộng quá 1,2m. Có thể dùng khung thép dày 8-10mm để làm khung của ô để đặt gạch lên xây. Bề sâu của khuôn bao khoảng bằng bề dày của tường (thường là dày 110-220mm).

>>> Xem thêm: thi công giàn hoa gỗ nhựa

 Liên hệ ngay 19002845, để được tư vấn về gạch thông gió và nhận báo giá gạch thông gió trực tiếp nhanh chóng từ các tư vấn viên.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài viết phổ biến