Cách lắp đặt chống sét chuẩn kỹ thuật hiện nay

Khi thiết kế chống sét đánh thẳng sử dụng kim thu sét, chống sét phóng điện sớm ( tia tiên đạo) không những dựa vào lý thuyết, nhà thiết kế cần phải tính đến các yếu tố địa chất thực tế tại công trình để đưa ra các quyết định về việc trang bị hệ thống chống sét đánh thẳng đê được an toàn và hiệu quả. Dưới đây, Sét Toàn Cầu sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm về cách lắp đặt kim thu sét đúng chuẩn kỹ thuật, cũng như các lưu ý khi lắp đặt chống sét.

Cấu tạo tiếp địa kim thu sét 

Một hệ thống chống sét hiện đại, đầy đủ sẽ bao gồm :

Kim thu sét chủ động lắp cho nhà dân dụng (Bán kính thường < 60m)

Dây thoát sét (Cáp đồng M50mm2, hoặc M70mm2 có vỏ bọc chống cháy màu vàng xanh)

Cột chống sét (Thường cao 3-5m tùy theo chiều cao và chiều rộng của khu nhà cần bảo vệ

Tủ kiểm tra tiếp địa (Để đo kiểm tra định kỳ hàng năm)

Cọc tiếp địa (Bằng đồng hoặc thép mạ đồng, kích thước D16 dài 2.4m)

Mối hàn hóa nhiệt (Hoặc kẹp tiếp địa bằng đồng)

Vật tư phụ lắp đặt hoàn thiện (Bao gồm tất cả những phụ kiện lắp đặt, Quý khách không cần phải mua thêm bất cứ thứ gì để tiến hành lắp đặt xong).

Cách lắp đặt hệ thống chống tiếp địa kim thu sét

Hệ thống tiếp địa kim thu sét giúp cản trở nguồn năng lượng của sét ảnh hưởng trực tiếp đến công trình cần bảo vệ. Nhờ đó mà công trình được bảo vệ một cách toàn diện. Theo dõi ngay các cách lắp đặt hệ thống chống tiếp địa kim thu sét dưới đây

Bước 1: Trước tiên, bạn phải đào rãnh, hố hay khoan một giếng tiếp đất.

Đầu tiên, bạn cần xác định được vị trí lắp đặt hệ thống tiếp địa. Xung quanh khu vực lắp đặt có thể có các công trình ngầm, chướng ngại vật hay hệ thống nước,…Do đó cần kiểm tra cẩn thận để tránh các công trình này trước khi đào.

Tiếp đến bạn đào rãnh có chiều rộng khoảng 30cm – 50cm, độ sâu khoảng 60cm – 80cm. Hình dạng lẫn chiều dài sẽ tuân theo bản vẽ thiết kế. Hoặc cũng có thể điều chỉnh theo mặt bằng thực tế thi công.


Lưu ý, trong thực tế sẽ có những vùng đất có điện trở suất đất cao, hoặc mặt bằng thi công bị hạn chế. Lúc này, bạn cần áp dụng phương pháp khoan giếng để đảm bảo an toàn. Giếng khoan có độ sâu từ 20m đến 40m là hợp lý. Đường kính sẽ từ 5cm- 8cm tùy vào độ sâu của mạch nước ngầm.

>>> Đọc thêm: giá cột thu lôi

Bước 2: Tiếp theo là chôn các điện cực xuống đất.

Cách đóng cọc tiếp địa khi lắp đặt kim thu sét

Cọc tiếp địa cần được đóng theo thiết kế, tại những nơi quy định. Khoảng cách giữa các cọc sẽ dài gấp hai lần độ dài cọc đóng xuống đất. Khoảng cách giữa các cọc có thể ngắn hơn ở những vùng có diện tích làm hệ thống đất giới hạn. Tuy nhiên khoảng cách không được ngắn hơn chiều dài cọc.

Đóng cọc tiếp địa sâu xuống đất. Khi đỉnh cọc cách đáy rãnh từ 10cm – 15cm thì dừng lại.

Bước 3: Hướng dẫn lắp đặt cột và chân trụ đỡ kim thu sét

Cột và chân trụ đỡ kim thu sét cần phải biết cách lắp đặt cẩn thận và đúng chuẩn để đảm bảo an toàn cho cả hệ thống tiếp địa.

Kim thu sét tia tiên đạo cần đặt ở vị trí cao nhất trên tòa nhà. Cột để gắn kim thu sét nên lựa chọn loại cột inox có đường kính 42 và dài 3m. Cột liên kết với dây neo, trên cột hàn đai ốc ở tại 3 vị trí. 

Bước 4: Hướng dẫn lắp đặt dây thoát sét ( cáp thoát sét )

Số lượng dây thoát sét sẽ tùy thuộc vào quy mô của công trình. Dây thoát sét phải có tiết diện từ 5cm đến 7cm.

Đối với công trình quy mô dưới 60m2 có thể dùng một dây thoát sét có tiết diện từ 5cm – 7cm. Công trình diện tích 60m2 trở lên thì nên dùng tối thiểu 2 sợi dây thoát sét.

Bước 5: Hoàn trả mặt bằng hệ thống tiếp đất

Ở vị trí cọc trung tâm, cần lắp đặt hố kiểm tra điện trở đất sao cho giá trị điện trở nhỏ hơn 10 Ohm. Nếu như giá trị này lớn hơn thì phải xử lý thêm hóa chất giảm điện trở đất, đóng thêm cọc hoặc khoan giếng để giảm tới giá trị điện trở cho phép.

Mọi thông tin vui lòng liên hệ tới địa chỉ dưới đây:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ X Y LẮP SÉT TOÀN CẦU

Địa chỉ: Số 11, Ngõ 116 Đường. Nguyễn Xiển, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0972.299.666

Email: settoancau@gmail.com

Website: chongsettoancau.com


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài viết phổ biến